GMT +7
Indonesian Odds

ĐT Việt Nam: Tuyệt chiêu đưa bóng sát vòng cấm địa tốt đến thế nào ?

Một thống kê đáng chú ý sau trận đấu giữa ĐT Nhật Bản và ĐT Việt Nam tại Asian Cup ngày hôm qua là việc đội bóng phải nhận thất bại chỉ có 4 lần chạm bóng trong vòng cấm địa đối phương. Con số này của đội giành chiến thắng được ghi nhận là 29.

Tuyệt chiêu đưa bóng sát vòng cấm địa của ĐTVN  tốt đến thế nào ?

Trong 4 điểm chạm nói ở trên, có 1 của Đình Bắc trong bàn mở tỉ số, 1 của Bùi Hoàng Việt Anh và Phạm Tuấn Hải ở bàn thắng nâng tỉ số lên 2-1. Đó là 2 tình huống cố định.

Ở góc nhìn của cá nhân mình, một trong những điểm đáng tiếc nhất, xét ở góc độ chiến thuật của ĐT Việt Nam ở trận này là việc chuyển hóa khả năng kiểm soát bóng thành các tình huống tấn công có giá trị ghi bàn.

Một điểm rất đáng được biểu dương mà đội bóng được huấn luyện bởi ông Philippe Troussier đã trau dồi, dần biến thành hình và làm được là khả năng kiểm soát quả bóng trong chân, tạo nên một cấu trúc đội hình ở cự ly tốt và thực hiện các phương án di chuyển có chủ đích để duy trì và phát triển bóng lên phía trước. Nhiều thời điểm trong trận đấu, ĐT Việt Nam dường như đang thực hành một trong những bài tập kiểm soát bóng đã được rèn luyện trên sân tập.

>> Soi kèo bóng đá 24h hôm nay <<

ĐTVN dàn trận  sát khung thành đối thủ
ĐTVN dàn trận sát khung thành đối thủ

Tuy vậy, mục đích cuối cùng của bài tập kiểm soát bóng trên sân tập luôn là các mục tiêu hướng bóng lên phía trước. Cũng theo đó, mục tiêu cuối cùng của việc kiểm soát bóng trong trận đấu là việc đưa bóng đến khu vực 1/3 cuối sân, duy trì được nhân sự đủ nhiều và tạo ra các tình huống có thể dứt điểm thành bàn, chưa nói tới là những tình huống dứt điểm thành bàn có khả năng chuyển hóa thành bàn thắng cao.

2 thói quen di chuyển đáng chú ý nhất của các cầu thủ Việt Nam là các tình huống giật lại, mở tư thế thân người để nhận bóng hướng lên và các tình huống di chuyển đâm thẳng lên phía trước, lôi kéo đối thủ và tạo khoảng trống ở trung lộ (chủ yếu đến từ các tiền vệ trung tâm). Những phản xạ di chuyển này được thực hiện một cách có huấn luyện, có ý đồ cụ thể, nhưng quá trình tạo ra sự hiệu quả từ những khoảng trống được tạo ra sau đó của ĐT Việt Nam thì chưa thực sự đạt tính chính xác cao nhất.

Có 2 tình huống đặc biệt đáng chú ý xét trong các đợt triển khai bóng của ĐT Việt Nam ở trận này.

Thứ nhất, là pha bóng ở phút thi đấu cuối cùng của hiệp 1. Thái Sơn băng lên phía trước chủ động, Hùng Dũng di chuyển từ biên phải qua phía đối diện để khai thác khoảng trống mà Thái Sơn vừa tạo ra trong ý đồ lôi kéo Wataru Endo ra khỏi khu vực phòng ngự. Đó là một thứ rất điển hình của phong cách bóng đá tấn công của ông Troussier. Hệ quả, Hùng Dũng sau nhịp chơi 1-2 với Thái Sơn có được thời gian và không gian xử lý bóng trên phần sân đối phương. Người xem trực tiếp trận đấu, hoặc xem lại ở một tốc độ chậm hơn hoàn toàn có thể nghĩ đến pha chuyển hướng tấn công sang biên đối diện cho Xuân Mạnh đang băng lên. Nhưng chỉ một khoảnh khắc do dự trong việc ra quyết định, ĐT Việt Nam đã đánh mất thời cơ đó, đặc biệt trong khả năng tổ chức lại đội hình tốt của Nhật Bản.

Ông Troussier đã giúp các cầu thủ chơi tự tin hơn
Ông Troussier đã giúp các cầu thủ chơi tự tin hơn

Thứ hai, là tình huống ở đầu hiệp thi đấu thứ 2. Thủ thành Nguyễn FIlip tự tin đưa bóng đến thẳng vị trí của Lê Phạm Thành Long - đường chuyền không mới với bản thân 2 cầu thủ này trong màu áo CLB. Thành Long chủ động nhận bóng ở tư thế có thể hướng lên phía trước, cả Tuấn Hải và Hùng Dũng cùng giật lại với xu hướng muốn nhận quả bóng. Tuấn Hải có bóng, xoay trở đủ hay trước sức ép của đối thủ và hướng được trái bóng lên phía trước. Trong khi đó, xu hướng di chuyển của Hùng Dũng khiến hậu vệ biên Hiroki Ito buộc phải bỏ vị trí. Đường chuyền của Tuấn Hải hướng tới đà băng lên của Xuân Mạnh là đúng về mặt lựa chọn, nhưng rõ ràng, có thể thực hiện với định hướng tốt hơn, hướng trái bóng sâu hơn về phần sân đối thủ để đồng đội tăng tốc. Pha bóng ấy khép lại với nỗ lực hơi đơn độc của Đình Bắc, và trong bối cảnh Minh Trọng cũng chưa kịp có mặt ở biên đối diện.

Xét về mặt thống kê, đây là trận đấu mà ĐT Việt Nam sở hữu số lượng đường chuyền cao nhất tính trong 4 trận đấu chúng ta gặp Nhật Bản của Hajime Moriyasu. Tỉ lệ số đường chuyền dài cũng là thấp nhất. Nhưng nhìn nhận một cách thực tế, thì những nỗ lực đưa bóng hướng đến khu vực vòng cấm địa đối phương ở trạng thái chủ động kiểm soát bóng phần đa vẫn là các ý đồ tấn công chiều sâu từ vị trí của 2 trung vệ lệch. Ở kiểu tình huống đó, Tuấn Hải khó có thể tạo ra khác biệt về khả năng đua tốc độ với trung vệ đối phương.

ĐT Việt Nam sở hữu số lượng đường chuyền cao nhất
ĐT Việt Nam sở hữu số lượng đường chuyền cao nhất

Có 2 cảm giác nổi trội nhất của mình về thực tế này. Thứ nhất, đương nhiên các cầu thủ chưa thể có được các tình huống xử lý bóng quyết định ở chất lượng và tính chi tiết cao nhất. Và thứ hai, không chắc cho lắm, sự hoán đổi vị trí với tần suất cao trong thời điểm kiểm soát bóng, mà phần đa là các tình huống di chuyển gần quả bóng để duy trì quyền kiểm soát của ĐT Việt Nam liệu có dẫn đến việc chúng ta không thể duy trì số lượng nhân sự tốt trên phần sân đối phương ở nhịp tiếp cận khu vực 1/3 cuối sân hay không.

Cần nhắc lại, khả năng chuyền nhận, kiểm soát bóng của ĐT Việt Nam là đáng khen ngợi. Nhưng như một nhận định kinh điển: kiểm soát bóng không phải chỉ để kiểm soát bóng, kiểm soát bóng phải hướng đến việc đạt được những mục đích cụ thể trong việc tấn công vòng cấm địa đối phương.

Click bongdanet nhận định để cập nhật những trận kèo thưởng cao nhất mỗi ngày.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

DMCA.com Protection Status

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Fora.tv cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2